Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái được gọi là mộc, hỏa, thổ, kim và thủy. Năm trạng thái này gọi là ngũ hành. Ứng với các hành thì có các màu sắc tương ứng gồm xanh, đỏ, vàng, trắng, đen. Sách cổ có câu: “Trời nuôi người bằng ngũ khí, đất nuôi người bằng ngũ vị”, như vậy trong cách ăn uống chúng ta vẫn có thể áp dụng ngũ hành để mang lại sinh khí, vận may tốt cho mình.
- Ý nghĩa của thức ăn đối với con người
Trong các nhu cầu của con người: thực, y, cư, hành, khang, lạc,… thì thực đứng đầu. “Có thực mới vực được đạo” là câu nói mà mọi người vẫn hay lan truyền mỗi khi cần sinh lực để làm một việc nào đó. Bởi thế mới nói ăn uống là việc quan trọng nhất của con người. Nghệ thuật ăn uống của người Việt Nam hết sức tinh tế dựa trên cơ sở của triết lý Âm Dương – Ngũ Hành. Với thức ăn, người Việt Nam rất quan trọng việc bảo đảm hài hòa âm dương của thức ăn; bảo đảm sự quân bình âm dương trong cơ thể và bảo đảm sự cân bằng âm dương giữa con người với môi trường tự nhiên.
Chính vì thế ngoài việc màu sắc khi ăn mặc, mua sắm, bố trí chỗ làm việc, chỗ ngủ ra thì có một thứ cũng ảnh hưởng đến khí vận rất nhiều, đó là chế độ ăn uống.
- Nguyên tắc thức ăn cân bằng âm dương
– Đảm bảo hài hòa âm dương của thức ăn:
Năm mức âm dương của thức ăn theo ngũ hành để tạo nên các món ăn có sự cân bằng âm dương bao gồm: Hàn (lạnh, âm nhiều, hành thủy), Nhiệt (nóng, dương nhiều, hành hỏa), Ôn (ấm, dương ít, hành mộc), Lương (mát, âm ít, hành kim), Bình (trung tính, hành thổ). Khi chế biến thức ăn, phải tuân thủ nghiêm ngặt luật âm dương bù trừ và chuyển hóa khi kết hợp các loại lương thực, thực phẩm, gia vị với nhau tạo thành các món ăn có sự cân bằng âm – dương, thủy – hỏa. Có như vậy, thức ăn mới có lợi cho sức khỏe và ngon miệng.
Ví dụ: rau răm là nhiệt (dương) được ăn với trứng lộn là hàn (âm) thì ngon miệng, dễ tiêu hóa. Hoặc gừng là thứ gia vị nhiệt (dương) có tác dụng thanh hàn, giải cảm, khi nấu kèm với các loại thực phẩm như: cá, rau cải (kho cá, canh rau cải) là thực phẩm có tính hàn thì ăn rất thơm, ngon.
– Bảo đảm sự quân bình âm dương trong cơ thể:
Theo quan niệm trong phong thủy thì mọi bệnh tật sinh ra là do cơ thể bị mất quân bình âm dương, thức ăn chính là vị thuốc để điều chỉnh sự mất quân bình âm dương ấy, giúp cơ thể khỏi bệnh.
Nếu người bệnh ốm do quá âm cần phải ăn đồ ăn dương, ví dụ như: đau bụng lạnh, uống nước gừng sẽ khỏi, ngược lại nếu người bệnh ốm do quá dương thì cần phải ăn đồ ăn âm, như bệnh kiết lị, ăn trứng gà rang với lá mơ…
– Bảo đảm sự quân bình âm dương giữa con người và môi trường:
Người Việt Nam có tập quán ăn uống theo vùng khí hậu và theo mùa.
Ví dụ: Mùa hè nóng (nhiệt – hành hỏa) nên ăn các loại thức ăn hàn, lương (mát), có nước (âm – hành Thủy), có vị chua (âm) thì vừa dễ ăn, vừa dễ tiêu hóa, vừa giải nhiệt. Mùa đông lạnh (hàn – âm) thì nên ăn các loại thức ăn khô, nhiều mỡ (dương), như các món xào, rán, kho.
- Loại thực phẩm tương ứng với mệnh
– Mệnh Kim:
Hoa quả: dưa lê, dưa lưới, lê, táo, thơm, măng cụt, cùi dừa, rau mầm, củ cải, nấm kim châm.
Thịt: Thịt gà, thịt trâu, thịt khỉ, phổi heo, nhiều nhất là trong da gà, ức gà nhưng cẩn thận, da gà và ức gà nếu nạp quá nhiều lại hóa kỵ.
Thực phẩm khác: Phô mai, sữa tươi, bơ, bánh kem, hạnh nhân, kỷ tử, la hán quả, lạp xưởng hấp, nước dấm, đá bào.
– Mệnh Mộc:
Hoa quả: cải ngọt, măng, kiwi, chuối, xà lách, nhãn, đào, nho xanh, hạt dẻ, hạt sen, dưa leo, các loại khoai, các loại nấm, nhân sâm.
Thịt: vịt, ngan, bồ câu, mèo, thỏ, cua lột, chân giò heo, chân gà, dê,
Thực phẩm khác: ô mai mơ, trà xanh, hồng sâm, lẩu dê tiềm thuốc bắc, các món thịt hầm với một loại đậu bất kỳ.
– Mệnh Thủy:
Hoa quả: rong biển,mộc nhĩ, mè đen, mãng cầu, đậu phộng, đậu nành, đậu đen, bầu, bí, dưa gang
Thịt: thịt heo, tôm, cá, chuột dừa, cá sấu, ba ba, hải sâm, bào ngư, vi cá, đông trùng hạ thảo
Thực phẩm khác: sushi, gỏi cá sống, bánh flan, kẹo caramel, cháo sườn, cháo bò bằm, há cảo, bánh bao, bia, canh tổ yến, nước dừa,
– Mệnh Hỏa:
Hoa quả: cà chua, cà rốt, cà tím, bí đỏ, đu đủ, xoài cát, cam, ớt đỏ, hạt tiêu, gừng, tỏi, trái dâu, cherry, nho tím, hồng.
Thịt: bò, dê, ngựa, chó, mèo, nai, hươu, đà điểu, cua (không lột), ghẹ, tôm hùm biển, rắn.
Thực phẩm khác: Thịt quay, café và rượu cũng nhiều Hỏa.
– Mệnh Thổ:
Hoa quả: nhân sâm ngâm rượu, khoai lang
Thịt: trâu, chó, cá sấu, dê.
Khác: những món rang, sao rồi hạ thổ (trải ra đất rồi phơi nắng)
- Kiêng kị thức ăn theo tuổi:
Theo phong thủy, ngoài việc ăn uống theo mệnh ngũ hành, bạn cũng phải chú ý đến việc ăn uống khi lựa chọn động vật để ăn. Bởi nó sẽ vô tình tạo ra sự hòa hợp các sao theo Tử Vi. Và việc lựa chọn động vật liên quan đến cầm tinh năm sinh của bạn.
Tuổi Tý: Không ăn ngựa
Tuổi Sửu: Không ăn thỏ, cá thân dẹp. Hạn chế ăn dê
Tuổi Dần: Không ăn Rắn
Tuổi Mẹo: Không có kiêng kỵ
Tuổi Thìn: Kỵ thỏ, không ăn chó
Tuổi Tỵ: Không ăn thỏ
Tuổi Ngọ: Không ăn hải sản sống
Tuổi Mùi: Không có kiêng kỵ
Tuổi Thân: Không ăn chó, rắn
Tuổi Dậu: Hạn chế ăn thỏ
Tuổi Tuất: Không có kiêng kỵ
Tuổi Hợi: Hạn chế ăn trâu bò